Trẻ Chập Chửng “Giở Chứng”, Nguyên Nhân Và Giải Pháp

Lứa tuổi chập chững biết đi (1-3 tuổi) là lứa tuổi nổi tiếng với những cơn ăn vạ “thành thần” khiến các bậc phụ huynh đau đầu. Cha mẹ đã biết vì sao trẻ chập chững hay “giở chứng” chưa? Khi con “giở chứng” là con muốn nói điều gì với cha mẹ? Cha mẹ nên làm gì khi con ‘giới chứng” hãy cùng tìm hiểu nhé!

Con muốn gì khi con “giở chứng”

Con muốn được đáp ứng nhu cầu

Đa số những cơn ăn vạ của trẻ chập chững xuất phát từ nguyên nhân trẻ muốn được đáp ứng đúng nhu cầu của mình.

Với các trẻ chưa biết nói hoặc chưa nói sõi (1-2 tuổi) trẻ giở chứng mỗi khi chưa thể biểu đạt được mong muốn của mình cho người lớn hiểu, hoặc bị người lớn hiểu sai nhu cầu của mình. Với các trẻ đã nói sõi hơn (2-3 tuổi) trẻ giớ chứng khi không được làm hoặc nhận điều/thứ gì đó.

Ví dụ

Bé Mi, 15 tháng tuổi, muốn uống nước chanh, trẻ chưa biết nói “Con muốn uống nước chanh” mà chỉ mới biết chỉ vào quả chanh. Cha mẹ tưởng bé muốn ăn chanh nên bảo rằng “Chanh chua lắm, con không ăn được đâu.” và cất quả chanh đi. Thế là bé “ăn vạ” vì bố mẹ không hiểu nhu cầu của mình.

Bé Mèo, 2,5 tuổi, đi siêu thị với mẹ và đòi mua rất nhiều kẹo, mẹ bé chỉ cho phép bé chọn 1 cái kẹo nhỏ mà thôi, nhưng bé không chịu mà muốn được mua tất, mẹ không đồng ý, thế là bé “giở chứng.”

Con muốn được chú ý

Với những trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên, trẻ còn có thể “giở chứng” khi muốn nhận được sự chú ý của người lớn, dù sự chú ý này mang ý nghĩa hết sức tiêu cực.

Ví dụ:

Bé Phong, 3 tuổi, muốn được bố chơi xếp hình cùng, nhưng bố còn mải nói chuyện điện thoại. Thế là bé ném những miếng xếp hình đi khắp nhà, gây ra những tiếng động rất lớn để thu hút sự chú ý của bố mẹ.

Con muốn là bá chủ gia đình

Với những chập chững từ 15 tháng trở lên, đặc biệt là sau giai đoạn khủng hoảng lên 2. Nhiều trẻ giở chứng chỉ vì muốn chứng tỏ ai mới là người quyền lực nhất trong gia đình, người có thể “điều khiển” và “dắt mũi” cha mẹ. Một số trẻ giở chứng sau khi cha mẹ áp dụng kỷ luật với trẻ, như một hình thức để “trả đũa”

Ví dụ

Bé Lu, 35 tháng, muốn được sắp xếp bàn ăn theo ý của mình, nhưng bố mẹ em không đồng ý, em liền ném đồ và ăn vạ để được theo ý mình

Bé Bo, 2.5 tuổi, bị phạt vì xem ti vi quá giờ quy định, khi được cha mẹ yêu cầu tắt tivi, bé đã ném điều khiển đi sau khi tắt tivi đi.

Cha mẹ nên làm gì khi bé “giở chứng”

Sử dụng hình ảnh để hiểu về nhu cầu của bé

Với những bé vẫn còn có hạn chế về ngôn ngữ và giao tiếp thì việc sử dụng hình ảnh để biết rõ và đáp ứng đúng nhu cầu của bé là một phương pháp hết sức hiệu quả.
Ví dụ nếu bé chỉ vào quả chanh, mà bé chưa nói được rằng bé muốn làm gì với quả chanh. Mẹ hãy chuẩn bị các thẻ hình để bé chỉ vào nhu cầu của bé ví dụ nước chanh, ăn chanh, chơi với chanh.

Dạy trẻ nói

Khi đáp ứng đúng nhu cầu của trẻ, hãy kiên trì dạy trẻ bật âm những nhu cầu đó để trẻ nạp vốn từ và bắt chước theo.

Nếu trẻ giở chứng vì đói, buồn, mệt, nhưng chưa biết cách diễn đạt, hãy để bé bình tĩnh lại, hạn chế giao tiếp mắt, và hạn chế nói hay quát bé vào nhứng thời điểm đó, hay yen lặng đợi bé bình tĩnh lại, rồi đáp ứng nhu cầu của bé. Khi bé đã dễ chịu hơn, hãy gọi tên cảm xúc của trẻ sau khi cơn ăn vạ qua đi.

Thiết lập giới hạn và kỷ luật cho trẻ

Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết những làn trẻ “giở chứng” đó là đưa ra những giới hạn rõ ràng, và biện pháp kỷ luật nếu trẻ vi phạm những giới hạn đó. Và điều quan trọng nhất là cân kiên trì áp dụng giới hạn này một cách nhất quán và rõ ràng, sử dụng những hậu quả hợp lý khi trẻ vượt giới hạn và ăn vạ.

Không “mắc bẫy” của trẻ

Đối với những trẻ giở chứng để chứng tỏ quyền lực hoặc để trả đũa, thì cha mẹ không nên mắc bẫy của trẻ bằng cách quát tháo hay tranh luận với trẻ. Thay vào đó, hãy bình tĩnh thực hiện biện pháp kỷ luật mà mẹ đã đề ra.

Làm gương cho trẻ

Bên cạnh việc tương tác với trẻ đúng cách và áp dụng kỷ luật tích cực, thì việc cha mẹ làm mẫu hành vi khi gặp khó khăn và cách giải quyết vấn đề cho trẻ cũng rất quan trọng.

Hãy thực hành sự kiện nhẫn, bình tĩnh và cố gắng không nổi nóng, không xung đột, mâu thuẫn với nhau trước mặt trẻ.

Hãy hướng dẫn trẻ khi gặp tình huống khó chịu, và bực bội thì nên làm thế nào để giảm các giác khó chiu. Và luôn tỏ thái độ bình thản khi trẻ làm sai và khi cần áp dụng kỷ luật cho trẻ.

 

Mẹ Ong Bông