Cách Duy Trì Cân Nặng Phù Hợp Cho Trẻ

Hiện nay, tỉ lệ trẻ em Việt Nam thừa cân, béo phì đang ngày một gia tăng, dẫn tới tỉ lệ các bệnh do lối sống như tiểu đường, tim mạch cũng ngày một tăng cao. Đây là một dấu hiệu đáng báo động và các bậc phụ huynh cần hết sức chú trọng đến việc duy trì cho trẻ một lối sống lành mạnh và mức cân nặng phù hợp với cơ thể

 

1578926854691 1578926854329

 

Công cụ đánh giá tốc độ phát triển thể chất của trẻ

Với trẻ sơ sinh, các bác sĩ sử dụng biểu đồ tăng trưởng chiều cao, cân nặng, vòng đầu để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ xem có phát triển đúng kênh của trẻ hay không. Ví dụ bé sinh ra 2.7kg, cao 51 cm sẽ được vẽ biểu đồ theo kênh lúc mới sinh này của bé. Bé sinh ra 4kg, cao 49cm sẽ được vẽ biểu theo kênh lúc mới sinh này, hai kênh biểu đồ của hai bé sẽ khác nhau, miễn là biểu đồ của hai bé là đường đi lên theo đúng kênh mới sinh của bình, thì tức là bé phát triển tốt, không nhất thiết phản căn cứ theo một chuẩn cụ thể, cách đánh giá này sẽ chính xác hơn.

Với trẻ từ 2 tuổi đến 20 tuổi, các bác sĩ sử dụng chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) để đánh giá liệu trẻ có bị suy dinh dưỡng hay thừa cân hay không. Chỉ số khối cơ thể (BMI) là trọng lượng của một người tính (kilogam) chia cho bình phương chiều cao (mét). Đối với trẻ em và thiếu niên, BMI chia theo tuổi và giới tính cụ thể

Mức độ biểu thị sự phát triển thể chất được tính theo BMI cho tuổi và giới tính của trẻ tương ứng với tỉ lệ phần trăm số trẻ rơi vào những khoảng trị số giống nhau. Dựa vào những con sỗ thống kê, các tổ chức y tế trên thế giới đã khuyến nghị như sau:

Tình trạng
Khoảng phần trăm của BMI
Thiếu cân
< 5%
Bình thường hoặc khỏe mạnh Từ 5% tới 85%
Thừa cân ( Nguy cơ béo phì) Từ 85% tới 95%
Béo phì >95%

 

Cách tính chỉ số BMI khá dễ dàng, cha mẹ có thể tự tính toán chỉ số của bé, và có kế hoạch điều chỉnh cũng như duy trì chỉ số cân nặng trong khoảng bình thường/khỏe mạnh của bé.
Giả sử có bé được 5 tuổi và nặng 23 kg, chiều cao là 105cm;

BMI của trẻ = cân nặng/ (chiều cao x chiều cao) = 23/ (1.05×1.05) = 20.8

Để biết bé thuộc tình trạng nào, ta cần tra biểu đồ BMI cho bé 5 tuổi như sau:

Ta kẻ 1 cột (màu xanh) ở vị trí số 5 theo trục tuổi (nằm ngang), cột này sẽ cắt các đường cong ở 3 vị trí màu đỏ như hình vẽ;

BMI có giá trị 20.8 sẽ nằm ở vùng màu đỏ, tức là bé đã bị béo phì, thuộc nguy cơ béo phì (BMI của trẻ lớn hơn của 95% trẻ cùng tuổi).

1578926854791 1578926854527

 

Sau khi đã đánh giả được chỉ số BMI của bé, cha mẹ hãy điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của con cũng như của cả gia đình.

Hạn chế tối đa thức ăn nhanh và đồ ngọt

Thức ăn nhanh và đồ ngọt được coi là thủ phạm chính gây thừa cân béo phí ở cà người lớn và trẻ em. Do đó, cha mẹ nên đặt ra những quy định rõ ràng với bé ví dụ như trong một tháng sẽ có 1-2 ngày cố định bé dược ăn thức ăn nhanh, và đồ ngọt sẽ được ăn vào những dịp đặc biệt hoặc vào cuối tuần.
Lưu ý: Tuyệt đối không lấy thức ăn nhanh và đồ ngọt làm phần thưởng cho bé vì nếu cha mẹ làm như thế bé sẽ nghĩ rằng thức ăn nhanh và đồ ngọt là thứ hay ho và tốt đẹp.

Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng

Dinh dưỡng trọn vẹn và cân bằng giúp trẻ nâng cao sức khỏe và duy trì cân nặng lành mạnh. Bữa ăn của bé cần gồm đủ bốn nhóm chất là Tinh bột – Protein – Vitamin và muối khoáng với khẩu phần ăn được chia đều theo tỉ lệ: Tinh bột +protein (tức gạo, ngũ cốc và thịt, các loại đậu) chiếm 50% khẩu phần – Vitamin và muối khoáng chiếm 50% khẩu phần (tức rau, củ, quả). Mẹ không nên cho bé ăn lệch – không nên hạn chế cho bé ăn một loại thực phẩm nào và không nên cho bé ăn quá nhiều một nhóm thức phẩn trong khi các nhóm khác ăn quá ít.

Gợi ý cho một ngày dinh dưỡng cân bằng của trẻ lứa tuổi chập chứng, thiếu niên có thể như sau:
Bữa sáng: Bữa sáng của bé nên là những món ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu nhưng vẫn có chất xơ như nui sốt cà chua và cam. Bé có thể uống thêm sữa hoặc ăn sữa chua trong bữa này

1578926854901 1578926854783

Bữa trưa là bữa chính của trẻ nên cần đầy đủ 4 nhóm chất và cân bằng ví dụ như Cơm trắng – Trứng sốt cà chua – Rau xào và Xoài. Bé không cần uống sữa sau bữa này nhưng có thể ăn thêm sữa chua nếu muốn
Bé có thể uống nước canh, hoặc nước lọc trong bữa ăn

1578926855024 1578926854956

Bữa phụ chiều: Bữa này bé chỉ cần ăn nhẹ trái cây hoặc bánh pancake, ngũ cốc trộn sữa hoặc cháo, súp đều được. Bé có thể uống thêm sữa vào bữa ăn này
Ngũ cốc trộn sữa và chuối

1578926855131 1578926854616

 

Bữa tối cũng như bữa trưa, bé cần ăn đầy đủ 4 nhóm chất. Ví dụ:

1578926855228 1578926854667

 

Bên cạnh đó, mẹ hãy ghi nhớ các nguyên tắc sau đây khi sắp xếp dinh dưỡng cho bé:

– Bữa ăn đầy đủ bốn nhóm chất

– Cho bé ăn đa dạng thực phẩm ví dụ như tinh bột thì bên cạnh cơm mẹ có thể cho bé ăn bánh mì, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, nui, mỳ ý, khoai lang, khoai tây – protein mẹ hãy cho ăn cả protein động vật như thịt, cá, trứng và protein thực vật là các loại đậu đũa – với nhóm rau củ quả mẹ lưu ý cho bé ăn với màu sắc càng đa dạng càng tốt, vì màu sắc của nhóm rau củ quả thể hiện các loại vitamin và khoáng chất khác nhau, nên bé càng ăn phong phú thì càng tốt.

– Chú trọng vào việc ăn rau củ quả để có thể nhận được chất xơ, thành phần hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp bé duy trì cân nặng ổn định.

– Cho bé uống đủ nước

– Uống sữa ở lượng vừa phải, ưu tiên các loại sữa và chế phẩm từ sữa không đường, tách/ít muối. Nếu bé có nguy cơ thừa cân, béo phì bé cần được uống sữa tách béo và không nên cho bé uống sữa công thức.

 

Chú trọng vào hoạt động thể chất

Theo thống kê, thời gian bé ngồi lỳ trước màn hình tivi, máy tính hoặc ipad tỷ lệ thuận với nguy cơ bé mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch. Do đó, thay vì việc cho con sử dụng các thiết bị điện tử, cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động, chơi thể thao thật nhiều vì một cơ thể khỏe mạnh, rắn chắc. Chơi thể thao, hoạt động nhiều vừa giúp trẻ duy trì sức khỏe và cân nặng ổn định, còn giúp trẻ gia tăng chiều cao nữa cha mẹ ạ.
Các môn thể thao thích hợp với trẻ từ 2 tuổi trở lên là các lớp học gym, thể dục nhịp điệu, bơi, vui chơi ngoài trời, chạy nhảy trong công viên. Lớn hơn nữa trẻ có thể chạy bộ, học võ, học arobic, chơi bóng rổ, bóng đá….

Cho bé ngủ đủ và ngủ đêm sớm

Việc bé ngủ đủ giấc và ngủ đêm sớm không chỉ giúp ích cho sự phát triển trí não và duy trì tâm trạng tích cực cho trẻ mà nó còn giúp trẻ duy trì cân nặng.
Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Cần ngủ từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày.

Trẻ từ 3 – 6 tuổi: cần ngủ 10 – 12 tiếng mỗi ngày.

Trẻ từ 6 – 12 tuổi: cần ngủ 9– 12 tiếng mỗi ngày.

Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Cần ngủ 7 – 11 tiếng mỗi ngày.

Để dùy trì cho bé một cân nặng lý tưởng và lành mạnh mẹ hãy chú trọng tới bữa ăn của bé, các hoạt động thể chất và thói quen sinh hoạt hợp lý. Nếu thấy bé có biểu hiện thiếu cân, thiết chất, thừa cân, béo phì thì mẹ cần tới thăm kham và nhận sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng mẹ nhé!

Nguồn: Mẹ Ong Bông