Ở bài này, Na sẽ đề cập đến một chứng thường gặp đối với phụ nữ sau sinh, đó là nổi mề đay. Khi mới sinh Bắp xong, Na bị nổi mề đay rất nhiều, vừa mất thẩm mỹ mà lại cực kỳ khó chịu bởi vì không được gãi mặc dù rất ngứa và phải kiêng nước kiêng gió. Na sẽ cùng các mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục chứng nổi mề đay sau sinh nhé:
1. Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh
Thực ra có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bị nổi mề đay sau sinh, mà chủ yếu là một trong những lý do sau:
• Thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai, cơ thể chúng ta liên tục sản xuất, kích thích của nội tiết tố nhau thai, đồng thời thay đổi độ thanh thải, dẫn tới việc làm tăng nồng độ estrogen, progesterone trong huyết tương và nhiều loại androgen. Điều này làm thay đổi hệ thống lông, tóc, móng do estrogen, androgen, nội tiết tố tuyến giáp, prolactin và glucocorticoid, tăng kích thích tế bào hắc tố, gia tăng sản xuất proopiomelanocortin, dễ gây nổi mề đay, mẩn ngứa da.
• Do sử dụng thực phẩm chức năng
Thời kỳ mang thai chắc hẳn các mẹ sẽ tăng cường bổ sung canxi, thuốc bổ, sắt, tiêm vắc xin, v.v. Những chất này cũng có thể là tác nhân gây nên hiện tượng nổi mề đay đó.
• Ăn nhiều đồ ăn cay nóng
Tiêu thụ nhiều các món ăn cay nóng (bình thường kiêng cữ nhưng sinh xong thèm quá là dễ “mất liêm sỉ” lắm đó nha) dễ gây dị ứng như ớt, tiêu, sa tế,… có thể gây nổi mề đay đó. Những thực phẩm này khiến các bộ phận hoạt động nhiều hơn bình thường, dẫn tới việc cơ thể bị nóng trong, mề đay cứ được đà bùng phát đó.
• Thay đổi thời tiết
Thời tiết thay đổi là dịp để phát triển, tăng cường sự xuất hiện của côn trùng, khói bụi, cùng với phấn hoa, lông động vật, hóa chất,… dễ gây kích ứng, nổi mề đay trên da, cái mà chúng ta hay gọi là mề đay dị ứng đó.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân dẫn tới nổi mề đay như dị ứng, cơ địa di truyền.
2. Triệu chứng nổi mề đay khi mang thai
Các triệu chứng thường gặp khi bị “mề đay ghé thăm” là:
Xuất hiện các nốt mẩn đỏ tập trung ở một vị trí hoặc rải rác khắp cơ thể, phổ biến ở vùng đụng, các vết rạn, mông, đùi, mặt, cánh tay,v.v
Ngứa ngáy, cảm giác muốn gãi, khiến bệnh tăng nặng, nốt mẩn lan rộng, tạo thành mảng, gãi nhiều có thể gây trầy da, nhiễm trùng da;
Nếu để lâu không chữa trị sẽ tái phát liên tục, chuyển sang giai đoạn mạn tính, có thêm các biểu hiện như đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau họng, khó thở, ra nhiều khí hư.
3. Cách chữa mề đay
Khi bị mề đay, cách nhanh nhất là mẹ đắp bã chè lên chỗ ngứa, đồng thời uống nhiều nước và ăn thêm rau xanh, trái cây.
Mẹ nhớ là tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh, kháng viêm vì có thể gây mất sữa, ảnh hưởng tới quá trình phát triển của bé mẹ nha.
Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây, đều là những bài dùng nguyên liệu có tính hàn, giúp mẹ nhanh chóng hết nổi mề đay nè
• Dùng trà thảo mộc/ thanh nhiệt giải độc cơ thể
Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, chè vằng, trà atiso, v.v., có tác dụng bảo vệ, hỗ trợ thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó giúp điều trị mẩn ngứa hữu hiệu, ngoài ra những loại trà này còn hỗ trợ các mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng nữa đó ^^
• Dùng cây kinh giới.
Trong cây kinh giới có nhiều tinh dầu nóng và các hoạt chất có tính hàn, giúp làm ấm cơ thể và giảm nhanh các triệu chứng nổi mề đay.
Các dùng là chỉ cần sao vàng cả lá và thân cây kinh giới với muối, sau đó đổ vào khăn, chườm trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa, nổi mề đay. Thực hiện lặp lại nhiều lần cho tới khi hết ngứa là được.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng nước lá kinh giới để xông hơi. Cách làm là rửa sạch 1 nắm lá kinh giới, nấu cùng 2 lít nước, khi nước sôi thì dùng chăn trùm kín lại, xông khoảng 15 phút để làm dịu các vết ngứa và làm xẹp dần các nốt mẩn đỏ.
• Dùng mướp đắng.
Mướp đắng giúp thanh nhiệt giải độc, làm mát cơ thể, diệt khuẩn, chống virus.
Cách làm: Thái nhỏ mướp đắng, đun với nước khoảng 10 phút, sau đó thêm vào một ít muối. Khi nước ấm lên thì dùng để tắm hoặc rửa vùng da bị nổi mề đay, dùng bã mướp đắng đắp trực tiếp lên da, thực hiện 2 ngày một lần để đạt hiệu quả tốt.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung mướp đắng vào thực đơn hằng ngày để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, mướp đắng không tốt cho người mắc bệnh dạ dày, gan và thận nên mẹ nào nó tiền sử dạ dày thì hạn chế nha.
• Dùng lá khế.
Lá khế có tính ôn, giúp tán nhiệt độc, dùng chữa lở, ngứa và ung nhọt.
Để chữa mề đay, các mẹ hái một nắm lá khế, rửa sạch rồi nấu với 3 lít nước, pha ấm và dùng để tắm. Sau khi tắm với nước lá khế xong, chị em tắm lại bằng nước sạch để làm dịu cơn ngứa. Thực hiện liệu pháp này liên tục 2 – 3 ngày sẽ giúp giảm mẩn ngứa, mề đay đó.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm một vài mẹo để ứng phó với đám mề đay đáng ghét nè.
Hana Giang Anh,
Có thể bạn quan tâm?
Thắc Mắc Thường Gặp Của Mẹ Bầu Về Covid-19
Thời Gian nCoV Tồn Tại Trên Các Bề Mặt
Dùng Nước Sát Khuẩn Rửa Tay Đúng Cách
Đeo Khẩu Trang Có Thực Sự Chống Được Virus Corona?
Tri Ân Khách Hàng Tháng 11/2021- Mừng Sinh Nhật Thứ 7 Shopconyeugiasi
KHÔ THOÁNG DIỆU KÌ – QUÀ TẶNG MÊ LI CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI BÍ ẨN THÁNG 3