Người Nhật Chăm Sóc Mẹ Bầu Và Sau Sinh Như Thế Nào?

Người Nhật rất coi trọng sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Vì vậy, họ luôn có cách giải quyết an toàn nhất trong mọi vấn đề. Việc chăm sóc mẹ bầu và sau sinh cũng không ngoại lệ, luôn có sự ưu tiên cũng như các thủ tục nhất định, với mục đích đem lại những điều tốt đẹp cho cả mẹ và bé. Mời cả nhà cùng khám phá nhé!

1. Huy hiệu ưu tiên

Tại Nhật Bản, sau khi trình giấy khám của bác sĩ, mẹ bầu sẽ được phát một huy hiệu nhỏ chứng nhận mình mang thai. Huy hiệu này giúp các mẹ được ưu tiên hơn khi xếp hàng hay khi sử dụng các phương tiện công cộng, đặc biệt hữu ích với các mẹ mang bầu 6 tháng đầu, khi bụng chưa đủ to để mọi người xung quanh nhận ra.

cham soc me bau va sau sinh1

2. Bổ sung Vitamin tự nhiên

Bác sĩ các nước khác thường khuyên phụ nữ khi mang thai sử dụng thuốc dưỡng thai bán tại các nhà thuốc. Điều đáng ngạc nhiên là tại Nhật Bản, các bác sĩ chỉ khuyên họ nên ăn nhiều rau củ, trái cây, sữa để bổ sung vitamin. Bác sĩ phụ sản Nhật cho rằng trong tam cá nguyệt đầu tiên, người mẹ có thể tự dung nạp dưỡng chất tự nhiên từ thực phẩm. Tuy nhiên, họ cũng khuyên mẹ bầu nên bổ sung vitamin và acid folic thường xuyên, 2 yếu tố quan trọng có trong sữa bầu Mori-Mama.

cham soc me bau va sau sinh2

3. Thoải mái ăn sushi và uống trà

Ở nước ngoài, phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên dùng thực phẩm tươi sống như sushi. Nhưng tại Nhật Bản, các bác sĩ tin rằng sushi đem lại nhiều dưỡng chất thiết yếu cho việc sinh nở. Tuy nhiên, họ lại không khuyên dùng thịt gà, thịt heo và thịt bò sống.

Tương tự sushi, Nhật Bản vẫn xem trà là thức uống an toàn cho phụ nữ mang thai.

cham soc me bau va sau sinh3

4. Giới hạn cân nặng khi mang thai

Các bác sĩ Nhật rất kỹ tính trong chế độ ăn uống và cân nặng trong quá trình mang thai. Với họ, mẹ bầu chỉ nên tăng 7 đến 12 kg trong suốt thai kỳ để việc sinh nở diễn ra thuận lợi, cũng như việc lấy lại vóc dáng sau sinh dễ dàng hơn. Đây cũng là một trong những chính sách chăm sóc mẹ bầu và sau sinh hàng đầu tại Nhật.

5. Không gây tê ngoài màng cứng khi sinh

Không phải bệnh viện phụ sản nào cũng gây tê ngoài màng cứng cho các mẹ sinh thường. Nhiều nơi tin rằng cơn đau đẻ mới thật sự gắn kết tình mẫu tử.

6. Ở cử sau sinh theo lịch trình

Việc ở cử sau sinh tại bệnh viện được chỉ định 5 ngày đối với mẹ sinh thường và 7 ngày đối với mẹ sinh mổ. Trong khi tại nước ngoài, mẹ sinh thường chỉ có 2 ngày tịnh dưỡng, thậm chí ít hơn. Nếu không có vấn đề phát sinh, các mẹ sinh mổ chỉ được nằm viện 2-4 ngày.

Trong suốt thời gian nghỉ ngơi, phụ nữ sau sinh sẽ được sinh hoạt theo lịch trình có sẵn, một số ngày sẽ gắn bó liên tục với con, còn lại sẽ dành cho việc rèn luyện theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ai từng sinh con tại Nhật sẽ hiểu, đôi khi việc ở cử trở nên nhàm chán, nhưng nếu phân tích kỹ, các thủ tục sau sinh rất hiệu quả. Ở cử như vậy không chỉ giúp mẹ hồi phục sức khỏe nhanh chóng, mà còn duy trì thể trạng tốt hơn.

Sức khỏe người mẹ rất được quan tâm trong xã hội Nhật Bản. Họ luôn có đội ngũ y tá công ích tự nguyện đến chăm sóc mẹ và bé trong nhiều tuần đầu sau sinh. Đây cũng được xem là cách phòng chống trầm cảm sau sinh hữu hiệu.

7. Lồng ấp gần như miễn phí

Tại nhiều quốc gia, một em bé nhẹ cân hoặc sinh non sẽ khiến gia đình đau lòng và tốn rất nhiều tiền. Giá thuê lồng ấp dự kiến khoảng $200/ ngày hoặc cao hơn. Thế nhưng tại một số bệnh viện Nhật Bản, lồng ấp thường được hỗ trợ miễn phí. Gia đình chỉ còn phải chi tiền tã và sữa cho bé.

cham soc me bau va sau sinh4

8. Hỗ trợ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh

Tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác, bệnh viện cho phép người nhà hay người thân đến “nuôi đẻ” cả ngày lẫn đêm. Trái lại, Nhật Bản chỉ cho phép người mẹ và em bé ở lại bệnh viện trước và sau khi sinh. Tuy nhiên, sẽ có thời gian thăm nom nhất định cho người thân và gia đình.

cham soc me bau va sau sinh5

Mới nghe qua ắt hẳn nhiều người sẽ cảm thấy bất bình, nhưng quyết định này đem lại lợi ích lớn cho mẹ và bé. Người mẹ có thời gian ở gần con hơn, các y tá luôn sẵn lòng hỗ trợ mỗi khi họ cần.

Nguồn: https://morinagamilk.com.vn/