Hành trình phát triển của bé yêu đầy những bất ngờ và thú vị, thực tế mỗi bé khi sinh ra sẽ có cách phát triển tự nhiên và mẹ khó có thể dự đoán chính xác thời gian cụ thể các cột mốc phát triển của bé. Nhưng để giúp bé hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần, mẹ đừng quên thường xuyên quan tâm và quan sát bé trong từng giai đoạn, đặc biệt là các bé có dấu hiệu chậm phát triển, mẹ càng cần quan tâm nhiều hơn để kịp thời can thiệp.
Mẹ có thể băn khoăn các cột mốc phát triển cơ bản của bé như thế nào? Dưới đây sẽ là những thông tin cần thiết để mẹ tham khảo và cùng xem bé nhà mình phát triển như thế có quá nhanh hay quá chậm so với các em bé khác cùng độ tuổi hay không nhé.
Bé 3 tháng tuổi đã bắt đầu để ý đến xung quanh, nếu mẹ đặt bé nằm sấp, bé có thể ngóc đầu khá cao và ngó nghiêng hai bên. Bé cũng bị thu hút bởi các đồ vật có màu sáng và thích nhìn chăm chú vào những gương mặt thân quen bên mình. Bé cũng đã biết quay đầu về hướng có phát ra âm thanh nữa đấy!
Bé đã biết “nói chuyện” bằng những âm thanh chưa rõ lời, “baba”, “dada”,… Và đã biết sử dụng giọng nói của mình để thu hút sự chú ý của mẹ rồi đấy! Bé biết với lấy đồ chơi khi nằm sấp và biết chuyền đồ chơi từ tay này sang tay kia. Lúc này bé đã biết lật, thậm chí là lật liên tục để lăn vòng tròn nên mẹ hãy cẩn thận khi cho bé nằm trên giường.
6 tháng tuổi cũng là thời điểm mà bé ăn dặm được rồi đó mẹ ơi. Chúng ta sẽ biết nhiều hơn thông tin về hành trình ăn dặm của bé trong những bài viết chuyên sâu khác, còn bây giờ tiếp tục tìm hiểu sự phát triển của bé yêu trong những tháng tiếp theo nhé.
Lúc này, bé bắt đầu ăn được thức ăn đặc hơn 1 tí rồi, mẹ tập cho bé ăn dần bằng cách tăng độ thô của thức ăn lên. Bé có thể đã biết tự cầm bình sữa nữa cơ. Và cũng có thể biết cầm đồ chơi bằng cả hai tay, cũng như với lấy đồ chơi trong lúc ngồi mà không bị ngã.
Như vậy trong từng giai đoạn, bé có những phát triển thể chất khác nhau. Không nhất thiết bé phải theo đúng trình tự phát triển như trên, nhưng trong trường hợp mẹ thấy bé chậm quá so với các bé cùng độ tuổi, RiDIELAC khuyến khích mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn. Quan trọng nhất, mẹ hãy làm người đồng hành cùng bé trong quá trình phát triển của con, cùng con đi qua từng chặng đường, tránh gây áp lực cho cả con và cho cả bản thân mình khi so sánh con cùng các bé cùng độ tuổi khác. Bố mẹ hãy là người dẫn đường cho con, là bạn đồng hành cùng con yêu khám phá thế giới bao la xung quanh…
Dấu hiệu để mẹ lưu ý: Ở mỗi giai đoạn, nếu bé có những dấu hiệu sau thì mẹ cần để ý và đưa bé đến gặp chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.
- Bé 3 tháng:
- Bé không ngóc đầu lên được,
- Chân bé cứng và không có nhiều cử động
- Luôn nắm bàn tay và cánh tay ít cử động
- Bé 6 tháng:
- Không thể ngẩng cao đầu
- Khó giữ vững đầu (cổ yếu)
- Khó khăn trong việc đưa tay ra nắm lấy đồ vật
- Chân cứng, không cử động nhiều
- Bé 9 tháng:
- Chỉ sử dụng một bên tay
- Khi ngồi, bé sử dụng cánh tay khá yếu
- Khó khăn khi bò
- Chỉ sử dụng một bên người để di chuyển
- Lưng còng (không có khả năng kéo thẳng lưng)
Một trong những yếu tố giúp bé yêu phát triển vận động tốt chính là chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn mẹ tập cho bé ăn dặm. Trong trường hợp bé có những dấu hiệu như đã đề cập, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn kỹ hơn. Cùng RiDIELAC tìm hiểu sâu hơn về quá trình ăn dặm của bé để đem lại cho bé nền tảng dinh dưỡng tốt nhất cho những phát triển thể chất đúng theo độ tuổi mẹ nhé!
Theo ThS. Nguyễn Thuý Uyên Phương
Chuyên gia giáo dục & phát triển vận động cho trẻ
Có thể bạn quan tâm?
Thắc Mắc Thường Gặp Của Mẹ Bầu Về Covid-19
Thời Gian nCoV Tồn Tại Trên Các Bề Mặt
Dùng Nước Sát Khuẩn Rửa Tay Đúng Cách
Đeo Khẩu Trang Có Thực Sự Chống Được Virus Corona?
Tri Ân Khách Hàng Tháng 11/2021- Mừng Sinh Nhật Thứ 7 Shopconyeugiasi
KHÔ THOÁNG DIỆU KÌ – QUÀ TẶNG MÊ LI CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI BÍ ẨN THÁNG 3